Ứng dụng ChatGPT đã trở thành cuộc đua công nghệ mới ở quy mô toàn cầu. Mặc dù vậy, doanh nghiệp vẫn đang loay hoay về hướng triển khai phù hợp. Bài viết dưới đây phân tích về Task-Oriented Bot và Non-Task-Oriented Bot – cơ sở để hiểu rõ hơn về ChatGPT. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có nhận định rõ ràng về việc ứng dụng phù hợp.
Contents
Task-Oriented chatbot
Task-oriented chatbot (Chatbot hướng nhiệm vụ) sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ: đặt bánh pizza, lên lịch sự kiện hoặc nhắc hạn thanh toán. Với công nghệ NLP, chatbot sẽ nhận diện ý nghĩa văn bản qua việc hiểu ý định. Từ đó, đưa ra phản hồi phù hợp với ngữ cảnh.
Ví dụ: Khi một khách hàng muốn đặt một chiếc pizza, họ có thể nhắn “Đặt bánh pizza” hoặc “Tôi muốn ăn một chiếc bánh pizza rau củ lớn”. Mẫu câu khác nhau nhưng đều chung ý định là “đặt bánh pizza”. Có vẻ đơn giản, nhưng nếu không được hỗ trợ công nghệ NLP; sẽ rất khó để hiểu rõ sự khác nhau này. Phản hồi có thể không theo mong đợi của người dùng.
Non Task-Oriented chatbot
Non-task oriented chatbot không được thiết kế để xử lý bất kỳ nhiệm vụ cụ thể nào. Thay vào đó, nó rất hữu ích khi trả lời các câu hỏi, truy vấn từ người dùng. Đó là những truy vấn “bất kỳ”, “ngẫu nhiên” như “thời tiết thế nào” sau đó là “tin thị trường tài chính mới nhất”. Không tồn tại bất kỳ một bối cảnh cụ thể nào ở đây. Chatbot non task-oriented phải có khả năng truy xuất dữ liệu từ các nguồn trực tuyến để giao tiếp hiệu quả.
ChatGPT là gì?
ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) là một ví dụ về non task-oriented chatbot. Nó được xây dựng trên mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) và thuộc lĩnh vực AI tạo sinh (Generavit AI). Ra mắt vào tháng 11 năm 2022, ứng dụng ChatGPT lúc này được xây dựng trên model GPT-3.5, đã nhanh chóng “gây số toàn cầu”. Nó có khả năng phản hồi chi tiết và lưu loát nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau.
Hiện nay, Open API đã ra mắt model 4.0 với khả năng xử lý đa phương thức đầu vào. Bao gồm hình ảnh, “dễ dàng hoá” việc tương tác với nhiều chế độ.
So sánh Chatbot task-oriented và ứng dụng ChatGPT (non-task-oriented)
Dưới đây là một bảng so sánh giữa ChatGPT (non-task-oriented chatbot) và chatbot task-oriented:
ChatGPT (non-task-oriented) |
Chatbot task-oriented |
|
Mục đích chính | Cung cấp trải nghiệm trò chuyện tự nhiên, không hướng tới nhiệm vụ cụ thể. (Ví dụ: Trợ lý cá nhân, ..) | Giải quyết các nhiệm vụ cụ thể giúp người dùng hoàn thành mục tiêu. |
Chức năng | Đáp ứng và tương tác với nhiều chủ đề và câu hỏi | Tương tác và cung cấp thông tin liên quan đến một nhiệm vụ cụ thể |
Ngữ cảnh | Không yêu cầu ngữ cảnh cụ thể và có thể xử lý đa dạng loại câu hỏi | Yêu cầu ngữ cảnh và thông tin cụ thể liên quan đến nhiệm vụ |
Tính linh hoạt | Có thể xử lý câu hỏi phức tạp và không định hướng sẵn trong hệ thống | Có kiến thức và định hướng sẵn trong hệ thống để giải quyết nhiệm vụ |
Tương tác người dùng | Tạo trải nghiệm trò chuyện tự nhiên, nhưng có thể không hiểu ý đồ người dùng chính xác | Tương tác trực tiếp với người dùng, đặt câu hỏi và cung cấp hướng dẫn rõ ràng |
Huấn luyện | Kiến thức dữ liệu “khổng lồ” từ Internet, được huấn luyện qua mô hình học sâu phức tạp. | Dữ liệu tập trung vào nhiệm vụ cụ thể từ kho dữ liệu riêng của doanh nghiệp. Phương pháp huấn luyện tùy thuộc vào mô hình. |
Phát triển | Sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs). Cần kiến thức sâu về học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. | Cần kiến thức về học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, tập trung vào nhiệm vụ cụ thể. |
Ứng dụng | Trò chuyện không định hướng, hỗ trợ thông tin chung, giải trí | Hỗ trợ trong các lĩnh vực như dịch vụ khách hàng, hỏi đáp, đặt lịch hẹn, v.v. |
Chi phí | Chi phí: đắt đỏ (chi phí huấn luyện model: $12M/version, chi phí vận hành: $3M/tháng | Chi phí tiết kiệm |
Khi nào nên ứng dụng ChatGPT?
Doanh nghiệp có thể lựa chọn ChatGPT (non-task-oriented chatbot) hoặc task-oriented chatbot tuỳ mục tiêu và yêu cầu cụ thể. Dưới đây là một số tình huống mà mỗi loại chatbot có thể phù hợp:
Doanh nghiệp nên ứng dụng ChatGPT khi
- Cần cung cấp trải nghiệm trò chuyện tự nhiên. ChatGPT có khả năng tương tác và đáp ứng với nhiều chủ đề và câu hỏi một cách tự nhiên, giúp người dùng có trải nghiệm trò chuyện linh hoạt.
- Hướng tới thông tin chung và giải trí. ChatGPT có thể cung cấp thông tin, trả lời câu hỏi và thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau, không giới hạn bởi một nhiệm vụ cụ thể. Do đó, nó phù hợp để giải đáp các câu hỏi chung và mang tính giải trí.
Doanh nghiệp nên ứng dụng chatbot task-oriented
- Cần giải quyết nhiệm vụ cụ thể. Chatbot task-oriented được thiết kế để giúp người dùng hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể như hỗ trợ khách hàng, đặt hàng, đặt lịch hẹn, hoặc cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ.
- Yêu cầu định hướng rõ ràng. Chatbot task-oriented có kiến thức và định hướng sẵn trong hệ thống để hiểu và giải quyết nhiệm vụ. Nó thường yêu cầu ngữ cảnh và thông tin cụ thể từ người dùng để cung cấp hướng dẫn và giúp đạt được mục tiêu.
- Tập trung vào hiệu suất và độ chính xác. Với mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ cụ thể, chatbot task-oriented thường được tối ưu hóa để cung cấp đáp án chính xác và hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực của người dùng.
Lựa chọn giữa ChatGPT và chatbot task-oriented phụ thuộc vào mục tiêu, ngành nghề và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể kết hợp cả hai loại chatbot để cung cấp trải nghiệm tổng hợp và đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng.
ChatGPT vượt trội nhưng cũng có nhược điểm…
Mặc dù ChatGPT có nhiều ưu điểm & đa dạng ứng dụng. Nhưng nó cũng có một số nhược điểm.
- Thiếu kiểm soát ngữ nghĩa. ChatGPT có thể tạo ra các câu trả lời chính xác và hợp lý, nhưng không có khả năng kiểm soát ngữ nghĩa. Điều này có thể dẫn đến những rủi ro như cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc không phù hợp
- Thiếu khả năng nhớ dài hạn. ChatGPT không lưu trữ thông tin lâu dài và không có khả năng nhớ thông tin từ cuộc trò chuyện trước đó. Do đó, nếu có yêu cầu về thông tin quá khứ hoặc liên quan đến ngữ cảnh trước đó, ChatGPT có thể gặp khó khăn.
- Dễ bị lạm dụng. Vì ChatGPT không có khả năng kiểm tra độ tin cậy của thông tin đầu vào, nó có thể phản hồi vào các câu hỏi hoặc yêu cầu với thông tin không chính xác hoặc lạm dụng mà không cung cấp nguồn gốc hoặc chứng minh.
- Đòi hỏi khối lượng dữ liệu lớn và nguồn lực tính toán. Huấn luyện và triển khai ChatGPT đòi hỏi sự đầu tư lớn về dữ liệu và nguồn lực tính toán. Việc huấn luyện một mô hình ChatGPT từ đầu đòi hỏi sự công phu và chi phí cao.
- Thông tin không cụ thể. ChatGPT được huấn luyện từ khối lượng dữ liệu khổng lồ trên internet. Các chủ đề ChatGPT có thể phản hồi vô cùng rộng. Nhưng nếu doanh nghiệp muốn ChatGPT trả lời những câu hỏi cụ thể hơn chỉ liên quan đến sản phẩm , dịch vụ hoặc chính sách bán hàng của riêng doanh nghiệp là điều chưa thể. Để có thể tuỳ chỉnh được mô hình dữ liệu riêng của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải bỏ ra một chi phí “khổng lồ” có thể lên đến hàng triệu đô.
Kết luận
Như vậy, việc ứng dụng ChatGPT cần được đánh giá kỹ lưỡng và kiểm soát để đảm bảo rằng nhược điểm của nó không ảnh hưởng đến chất lượng và đáng tin cậy của trải nghiệm người dùng.
Nền tảng EM&AI Virtual Agent được xây dựng đầy đủ bộ tính năng giúp doanh nghiệp xây dựng cả 2 giải pháp Bot Task-Oriented & Non Task Oriented. Từ đầu năm 2023, EM&AI cho ra mắt model VA-GPT hoàn toàn mới, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng giải pháp Chatbot GPT của riêng doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin, trả lời truy vấn & câu hỏi đa chủ đề về sản phẩm, dịch vụ,…
Về EM&AI
EM AND AI là công ty phát triển phần mềm và ứng dụng đi tiên phong trong việc nghiên cứu chuyên sâu công nghệ phân tích ngôn ngữ tự nhiên NLP tiếng Việt và trí tuệ nhân tạo AI. Nâng cao trải nghiệm khách hàng với giải pháp AI toàn diện của EM&AI