Hiểu về nhận diện giọng nói và những ứng dụng thực tiễn

nhận diện giọng nói và những ứng dụng thực tiễn

Nhận diện giọng nói là một công nghệ được áp dụng rộng rãi hiện nay. Một số lĩnh vực có thể kể đến như nhà thông minh, IoT, bảo mật, dịch vụ khách hàng, v.v. Vậy công nghệ này là gì và có những ứng dụng nào trong lĩnh vực kinh doanh? 

Công nghệ nhận diện giọng nói là gì?

Nhận diện giọng nói là bước phát triển đột phá của công nghệ AI, học máy (Machine Learning). Nó mang đến khả năng xác định, nhận diện và hiểu lời nói của con người. Có 2 thuật ngữ khác nhau khi nói đến công nghệ này đó là Voice Regconition và Speech Recognition.

So sánh Voice Recognition và Speech Recognition

Speech Regconition tập trung vào việc dịch nghĩa lời nói.Voice Regconition tập trung vào vấn đề nhận diện hoặc định danh giọng nói của cá nhân nào đó. Cụ thể: 

  • Voice Regconition: Nhận diện và xác thực giọng nói là của một cá nhân cụ thể. Trường hợp sử dụng:  
    • Voice Assistant: Hỗ trợ lên lịch hẹn, lời nhắc,..cá nhân hoá cho người dùng đã được định danh giọng nói. 
    • Voice Biometrics: Được dùng để xác minh danh tính của các cá nhân cụ thể qua xác nhận giọng nói. 
    • Voice Picking: Nhân viên kho hàng giao tiếp với hệ thống Voice Picking để đưa ra yêu cầu chỉ dẫn. Hệ thống được kích hoạt bởi giọng nói và đưa ra lời chỉ dẫn.  
ung dung nhan dien giong noi
Ứng dụng nhận diện giọng nói – Voice Regconition
  • Speech Recognition: Nhận diện từ ngữ trong lời nói và dịch sang ngôn ngữ máy tính có thể hiểu. Trường hợp sử dụng Speech Recognition
    • Ghi chú tự động
    • Điều khiển bằng giọng nói
    • Thiết bị giúp đỡ người khuyết tật
Voice Control - Điều khiển bằng giọng nói
Voice Control – Điều khiển bằng giọng nói

 

Lợi ích công nghệ nhận diện giọng nói

Công nghệ nhận diện giọng nói phát huy được lợi ích ở đa dạng lĩnh vực khác nhau. Từ lợi ích kinh doanh đến sự thuận tiện trong cuộc sống hằng ngày. 

  • Tăng cường trải nghiệm khách hàng: Hệ thống tổng đài định danh khách hàng thông qua giọng nói. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tăng trải nghiệm. 
  • Tăng tính bảo mật: Xác thực danh tính người dùng qua giọng nói. Thay vì nhập mật khẩu hoặc mã PIN. Điều này giúp ngăn chặn các cuộc tấn công và đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống.
  • Tăng năng suất: Giảm thiểu thời gian và công sức để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng. Ví dụ, người dùng có thể sử dụng giọng nói để điều khiển các thiết bị hỗ trợ công việc, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất.
  • Cải thiện khả năng truy cập: Giúp đỡ cho người dùng bị khiếm khuyết có thể truy cập các thiết bị và dịch vụ điện tử nhanh chóng và dễ dàng hơn. 
  • Cải thiện tính khả dụng: Cho phép người dùng truy cập vào các tài nguyên hoặc dịch vụ bằng cách nói chuyện với hệ thống. Đặc biệt là trong các tình huống mà sử dụng các giao diện truyền thống khó khăn hoặc bất tiện.

 

Những ứng dụng của công nghệ nhận diện giọng nói

Voice User Interface (VUI) là ứng dụng nổi bật của công nghệ nhận dạng giọng nói. Theo đó, công nghệ này cho phép người dùng tương tác với hệ thống, thiết bị, laptop, smartphone,…qua giọng nói. Những trợ lý ảo như Siri, Alexa hay Google’s Asistant là những ví dụ phổ biến của VUI.

Điều khiển bằng giọng nói

Hỗ trợ người dùng là một giải pháp khác từ công nghệ nhận diện giọng nói. Các thiết bị điện tử cài đặt công nghệ này cho phép người dùng ra lệnh bằng giọng nói thay vì bấm điều khiển. Ví dụ, đèn, điều hòa không khí, máy lạnh, máy giặt, máy sấy, và nhiều hơn nữa. Điều này giúp tăng tính tiện lợi và giảm thiểu việc phải sử dụng các phím bấm trên thiết bị.

Ứng dụng trợ lý ảo cho ô tô 

Trong thời đại số hóa, nhận diện giọng nói còn được sử dụng trong các ứng dụng như trợ lý ảo, định hướng bản đồ, đặt lịch hẹn và điều khiển thiết bị. Nó cũng đang được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp như công nghiệp ô tô để kiểm soát giọng nói khi lái xe.

Bảo mật thông tin

Trong lĩnh vực bảo mật, nhận diện giọng nói được sử dụng để xác định danh tính của người nói. Các hệ thống nhận diện giọng nói này có thể được tích hợp vào các thiết bị như điện thoại di động, máy tính xách tay hoặc thiết bị định vị GPS. Khi người dùng cần truy cập vào thiết bị, hệ thống sẽ yêu cầu họ nói một câu hoặc một số từ nhất định để xác định danh tính của họ.

Xác định danh tính người dùng

Phổ biến nhất là xác định danh tính của người dùng khi họ đăng nhập vào các trang web hoặc ứng dụng. Các hệ thống này sử dụng các kỹ thuật nhận diện giọng nói để so sánh giọng nói của người dùng với dữ liệu giọng nói được lưu trữ trước đó để xác định xem người dùng có phải là chủ sở hữu tài khoản hay không.

Ứng dụng trong y tế

Ngoài ra, nhận diện giọng nói còn được sử dụng trong lĩnh vực y tế để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến giọng nói như thoái hóa giọng nói và bệnh Parkinson. 

Ứng dụng công nghệ nhận diện giọng nói trong kinh doanh

Công nghệ nhận diện giọng nói có thể ứng dụng đa dạng ở nhiều nghiệp vụ và khía cạnh kinh doanh khác nhau. 

  • Chăm sóc khách hàng: Các giải pháp trợ lý ảo AI hỗ trợ khách hàng giải quyết vấn đề khác nhau. Điều này giúp giảm thời gian chờ đợi và tăng tính tự động hóa trong chăm sóc khách hàng.
  • Quản lý tài khoản: Quản lý tài khoản bằng cách đăng nhập và thực hiện các giao dịch chỉ bằng giọng nói. Điều này có thể giúp giảm thời gian và tăng tính tiện lợi cho người dùng.
  • Giám sát tổng đài viên: Giám sát cuộc gọi (Call monitoring) thông qua phân tích giọng nói. Thường là giám sát các cuộc gọi tổng đài, cuộc họp giữa nhân viên và khách hàng v.v. Doanh nghiệp có thể triển khai các hệ thống giám sát cuộc gọi thời gian thực lúc cuộc gọi đang diễn ra. Hoặc hệ thống đánh giá chất lượng tổng đài toàn bộ cuộc gọi vào mỗi kỳ đánh giá. 
  • Quản lý kho: Công nghệ này được sử dụng để quản lý kho bằng cách cho phép nhân viên sử dụng giọng nói để đọc mã vạch hoặc nói tên sản phẩm khi lưu trữ hoặc xuất kho hàng hóa. Điều này có thể giúp giảm thời gian và tăng tính chính xác trong quản lý kho.

Voicebot AI ho trơ khách hàng

 

Nhận diện giọng nói là một công nghệ đang phát triển rất nhanh chóng và đầy tiềm năng. Nó đang được ứng dụng ở đa lĩnh vực và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, nhận diện giọng nói cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Ví dụ, nó có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, âm thanh nền và trạng thái cảm xúc của người nói.

Kết luận

Tại Việt Nam, EM&AI là một trong những đơn vị tiên phong nghiên cứu và phát triển các công nghệ AI chuyên xử lý ngôn ngữ tự nhiên và nhận diện giọng nói. Với kinh nghiệm phát triển model AI chuyên sâu xử lý dữ liệu âm thanh tổng đài, công nghệ của EM&AI được biết đến với khả năng xử lý âm thanh tần số thấp, nhiều tạp âm, đa dạng trạng thái cảm xúc và xử lý tách kênh mượt mà đối với những tệp âm thanh nhiều người nói. Công nghệ AI của EM&AI được minh chứng qua giải thưởng lớn trong và ngoài nước: Danh hiệu Sao Khuê 2021, Á Quân Techfest 2019, Top 100 Unicorn Microsoft ,… 

Tìm hiểu thêm về EM&AI tại website

Chia sẻ bài viết
Sentiment analysis, phan tich cam xuc

Sentiment Analysis – công nghệ phân tích cảm xúc bằng AI

READ MORE

Các xu hướng công nghệ được dự đoán sẽ bùng nổ trong năm 2023

READ MORE

Giải pháp đàm thoại trí tuệ nhân tạo trong dịch vụ khách hàng

READ MORE

Xu hướng tương tác bằng giọng nói thông qua nhân viên ảo

READ MORE

Top 8 lợi ích của trí tuệ nhân tạo trong giai đoạn chuyển đổi số của doanh nghiệp

Top 8 lợi ích của trí tuệ nhân tạo trong giai đoạn chuyển đổi số của doanh nghiệp

READ MORE

Contact Me on Zalo